Thận và huyết áp có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Thận giữ cho huyết áp được bình thường, và ngược lại, huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Cao huyet ap huyết áp có thể gây hại cho thận và dẫn đến suy thận mãn tính.
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành
mạch. Chất lỏng dư thừa trong cơ thể làm tăng lượng chất lỏng trong các mạch
máu và làm cho huyết áp cao hơn. Hẹp, cứng, hay bị tắc mạch máu cũng làm tăng
huyết áp.
Tăng huyết áp khi huyết áp tối đa ≥ 140
mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90 mmHg.
Huyết áp cao khiến cho tim làm việc nhiều hơn;
theo thời gian, có thể làm hỏng các mạch máu trong cơ thể. Tăng huyết áp làm
các mạch máu trong thận bị hư hại, làm hỏng bộ lọc cầu thận, ngăn chặn
việc đào thải chất cặn bã và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Các chất
lỏng dư thừa trong các mạch máu sau đó có thể làm tăng huyết áp nhiều hơn, tạo
thành một vòng luẩn quẩn.
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng
đầu của suy thận, còn gọi là suy thận giai đoạn cuối (ESRD). Mỗi năm, tăng
huyết áp gây ra hơn 25.000 trường hợp bị suy thận ở Hoa Kỳ. (Báo cáo năm
2007 của Hệ thống dữ liệu Thận Hoa Kỳ).
Cũng như huyết áp cao, bệnh suy thận ở
giai đoạn sớm thường không có triệu chứng gì.
Mức lọc cầu thận của một người (GFR) được
dùng để xác định mức độ lọc các chất thải của thận. Mức lọc của
thận trung bình là 125 ml/phút, khi giá trị đo thấp hơn 60 ml/phút cho
thấy một số tổn thương thận đã xảy ra. Điều đó có nghĩa là thận không đảm
bảo được chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể.
Một dấu hiệu khác của suy thận là protein niệu,
hoặc protein trong nước tiểu. Thận khỏe mạnh giúp lọc các chất thải ra khỏi
máu nhưng giữ lại protein. Thận suy giảm chức năng có thể làm thất
thoát protein từ huyết tương ra nước tiểu, gọi là albumin niệu. Lúc
đầu, chỉ có một lượng nhỏ albumin có thể rò rỉ vào nước tiểu, tình trạng này
gọi là Microalbumin niệu, một dấu hiệu của sự giảm chức năng lọc của
thận. Nếu chức năng thận xấu đi, lượng albumin và các protein khác trong
nước tiểu lại tăng, và tình trạng này được gọi là protein niệu.
Tăng huyết áp làm tổn thương mạch máu
thận, làm rò rỉ protein ra ngoài nước tiểu và gây suy thận.
Mọi người đều có nguy cơ bị suy thận do huyết áp
cao.
Những người có bệnh tiểu đường có nguy cơ phát
triển suy thận rất cao, đặc biệt là khi họ có thêm vấn đề về huyết áp.
Do vậy, việc kiểm soát huyết áp trở nên đặc biệt quan trọng với những
người bị bệnh tiểu đường để làm giảm biến chứng suy thận.
Bài viết liên quan:
No comments:
Post a Comment