Thursday, June 16, 2016

CHỮA TRỊ UNG THƯ UNG THƯ VÒM HỌNG


 Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư ác tính phổ biến tại Việt Nam. Bệnh thường có cơ hội chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn khi ung thư đã di căn thì mục tiêu chữa trị chỉ là kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
<<MỘT SỐ THỰC PHẨM PHÒNG NGỪA UNG THƯ VÀ TIM MẠCH

 Phương pháp điều trị ung thư vòm họng thường gồm xạ trị, hóa trị, phẫu thuật. Trong đó xạ trị đóng vai trò chính ở giai đoạn đầu, hóa trị là biện pháp quan trọng nhất điều trị ung thư khi di căn. Vai trò của phẫu thuật ít hơn. Cụ thể như sau:
-Phương pháp xạ trị: chỉ định cho các giai đoạn sớm như u ở trong giới hạn của vòm, u lan tới tổ chức phần mềm của họng miệng hoặc hốc mũihoặc  hạch cùng bên với u đường kính lớn nhất <=3cm. ..v.v.v..

Xem thêm: Sản phẩm điều trị ung thư tốt nhất.
-Phương pháp hóa trị: Hóa trị được chỉ định cho trường hợp điều trị bổ trợ với xạ trị, đặc biệt đóng vai trò chủ đạo trong trường hợp di căn
-Phương pháp phẫu thuật: chỉ định với các trường hợp đặc thù ví dụ hạch còn sót lại sau 2 tháng xạ trị.
Một số bài viết liên quan:

Monday, June 13, 2016

4 sản phẩm ngăn ngừa ung thư tốt nhất

Có một số loại rau củ quả không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn mang lại tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư.
 1. Rau thuộc họ cải.

 Theo nhiều nghiên cứu, các loại rau họ cải như súp lơ trắng, bông cải xanh, cải bắp...chứa một số hóa chất và phytochemical có thể giúp ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư vú. Bông cải xanh và mầm của bông cải xanh có chứa một chất gọi là sulforaphane phytochemical, giúp sản xuất enzym có thể tiêu diệt các gốc tự do và chất gây ung thư. Loại rau này còn chứa lutein và zeaxanthin, đây là những chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn ung thư tiền liệt tuyến và các bệnh ung thư khác.
2. Cà chua.

 Cà chua rất giàu lycopene, cũng là chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do có thể gây ung thư. Để nhận được lycopene trong chế độ ăn hàng ngày hãy sử dụng nước sốt cà chua và một ít dầu ôliu trong khi nấu ăn. Lycopene có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư như: ung thư tuyến tụy, tuyến tiền liệt và ruột kết. Nó cũng có thể được tìm thấy trong dưa hấu, cà rốt, ớt đỏ.
 3. Quả bơ

 Bên cạnh nguồn chất béo lành mạnh, kali, beta-carotene, bơ cũng chứa một số thành phần chống ung thư, nhất là ung thư gan
. 4. Cà rốt
Cà rốt cũng rất giàu beta-carotene, ngoài ra, trong cà rốt còn chứa chất chống ung thư gọi là falcarinol. Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Đan Mạch, khi các tế bào ung thư tiếp xúc với falcarinol thì những tế bào này sẽ phát triển chậm hơn, do đó làm chậm lại sự lây lan, tiến triển của ung thư. Tuy nhiên, cà rốt nấu chín sẽ làm giảm các chất chống oxy hóa, nên các chuyên gia khuyên rằng nên ăn cà rốt sống để nhận được lợi ích đầy đủ hơn.
Bài viết liên quan
Sữa chua là sản phẩm giúp ngăn ngừa ung thư tốt nhất
Vú sữa là sản phẩm giúp ngăn ngừa ung thư tốt nhất

Vi rút và ung thư


Nhiều bằng chứng y học cho thấy mỗi loại vi rút nào đó sẽ trực tiếp gây ra bệnh ung thư nhất định; và ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư hạch bạch huyết... đều là những căn bệnh do vi rút gây ra. Đây là những căn bệnh hết sức nguy hiểm, cần có kiến thức cho mình để phòng tránh những căn bệnh này
Có thể bạn quan tâm:
<<Những thực phẩm ảnh hưởng đến ung thư tuyến tiền liệt


Dùng nhiều chất ngọt không tốt cho sức khỏe
Ung thư gan và vi rút viêm gan C. Vi rút viêm gan C có liên quan chặt chẽ tới ung thư gan. “Phần lớn các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C sẽ phát triển thành xơ gan, sau đó là ung thư gan”, tiến sĩ - bác sĩ Melanie Thomas tại Trung tâm ung thư Hollings Đại học Y khoa Nam Carolina (Mỹ) cho biết. Vi rút viêm gan C thường lây qua đường truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm.
Ung thư cổ họng và HPV. Đây là loại vi rút gây nhiễm trùng vùng họng, miệng, thường được tìm thấy sâu trong cổ họng gần dây âm thanh và có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Đường truyền chủ yếu của vi rút này là nước bọt. HPV xâm nhập vô cơ thể thông qua tiếp xúc bằng miệng với cơ quan sinh dục có chứa một lượng rất nhỏ HPV.

Xem thêm:<< Sản phẩm điều trị ung thư tốt nhất.
Ung thư âm đạo và HPV. Vi rút gây mụn cóc sinh dục có liên quan đến ung thư âm đạo nhưng ở một mức độ thấp hơn ung thư âm hộ, bác sĩ Rodriguez tại Bệnh viện Methodist ở Houston (Mỹ) cho biết.
Ung thư mũi họng và EBV. Đây là loại ung thư tương đối hiếm gặp, ung thư biểu mô mũi họng ảnh hưởng đến phần trên của cổ họng, sau mũi. Vi rút Epstein - Barr (EBV) được tìm thấy có liên quan đến ung thư biểu mô mũi họng.
Hodgkin và EBV. Hodgkin là một căn bệnh ung thư hạch bạch huyết, trong đó vi rút EBV sẽ phá vỡ khả năng hoạt động của các tế bào bạch huyết. Khoảng 1/2 trường hợp mắc bệnh này là do vi rút EBV.
Bệnh bạch cầu tế bào T và HTLV-1. Vi rút HTLV-1 gây ung thư bạch cầu lympho ác tính. Đây là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành từ tủy xương. Căn bệnh này thường được truyền qua việc sử dụng ma túy. Tiến sĩ Gopal Chopra, một nhà nghiên cứu ung thư não tại Mỹ, cho biết khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao, theo đó vi rút HTLV-1 dễ dàng có cơ hội tấn công gây ra các loại bệnh bạch cầu.
Ung thư hậu môn và HPV. Vi rút HPV cũng được phát hiện có liên quan đến ung thư hậu môn. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn ung thư đại trực tràng với ung thư hậu môn. Ung thư hậu môn thường được gây ra do quan hệ tình dục qua đường hậu môn, bởi một lượng nhỏ HPV từ cơ quan sinh dục len lỏi tìm đường đến hậu môn. Nhiều chuyên gia cảnh báo bao cao su không thể đảm bảo 100% trong việc chống lây nhiễm HPV.

Ung thư cổ tử cung và HPV. Có khoảng 60 loại vi rút HPV và một trong số đó gây ung thư cổ tử cung. Nếu nghĩ rằng ung thư chẳng liên quan gì đến bệnh truyền nhiễm; điều đó không đúng với ung thư cổ tử cung. Quan hệ tình dục không an toàn rất dễ truyền nguy cơ ung thư cho người khác. Theo nhiều chuyên gia, một số vi rút HPV trực tiếp gây ung thư cổ tử cung và 70% bệnh ung thư cổ tử cung được biết có liên quan đến hai chủng HPV, cụ thể là HPV 16 và HPV 18.
Một số bài viết liên quan:
Dụng cụ phát hiện nhanh ung thư bằng mẫu máu
Kim loại bạc chống ung thư

Thuốc đông y điều trị ung thư vòm họng

Có rất nhiều cách điều trị ung thư vòm họng hiệu quả mà không cần dùng đến sự tiến bộ của tây y. Chúng ta hãy cùng tham khảo cách hiệu quả để điều trị ung thư vòm họng bằng đông y nhé!

>>> Xem thêm: Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư

Ung thư vòm họng dạng can phế uất nhiệt

thuốc đông y chữa ung thư vòm họng
thuốc đông y chữa ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng can phế uất nhiệt với các triệu chứng đặc trưng như: ngạt mũi, chảy máu cam, nước mũi có lẫn máu, ho đờm, dễ cáu giận, miệng đắng, khô họng, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, rêu lưỡi vàng,…
Bài thuốc: 12g ngân hoa + 12g bạch cương tàm + 12g triết bối mẫu + 12g sơn chi + 12g thiên hoa + 12g thổ phục + 12g tang bì + 12g hoàng cầm + 12g xích thược + 12g thiên thảo + 12g hạ khô thảo + 12g bạch thược + 12g đại hoàng + 10g xuyên khung + 10g bạc hà + 8g xuyên bối mẫu (tán bột) + 8g thăng ma. Sắc uống ngày một thang.

Ung thư vòm họng dạng đờm độc uất kết

Bệnh này có các triệu chứng đặc trưng: hạch cổ to, ngạt mũi, nước mũi lẫn máu, ho đờm nhiều, đen lưỡi, liệt cơ mặt,…
Bài thuốc: 20g mẫu lệ + 14g đông qua nhân + 12g hạ khô thảo + 12g đào nhân + 12g bạch hoa xà + 12g bạch anh + 12g mao căn + 12g hoàng cầm + 12g triết bối + 12g liên kiều + 12g thất diệp + 12g thổ phục + 12g hoàng dược tử + 12g cương tàm + 12g ý dĩ + 12g bán liên chi + 8g đại kê tử + 8g bào nam tính + 8g tiểu kế tử + 8g bán hạ. Sắc với 1500ml, uống ngày một thang.

Ung thư vòm họng dạng tâm tỳ hư

ung thư vòm họng và thuốc đông y
ung thư vòm họng và thuốc đông y
Tâm tỳ hư với các triệu chứng như sắc mặt kém tươi, ăn kém, mạch yếu, lưỡi nhạt thì sử dụng quy tì thang.
Bài thuốc: 20g thục địa + 16g đẳng sâm + 12g đương quy + 12g long nhãn + 12g bạch truật + 12g hoàng kỳ + 8g táo nhân + 8g phục thần + 8g viễn trí + 6g mộc hương + 5g sinh khương + 4g cam thảo. Người bệnh sắc uống ngày một thang trong thời gian dài.

Ung thư vòm họng dạng phế thận âm hư

Các triệu chứng của bệnh này là hoa mắt, chóng mặt, ù tai, suy giả thính lực, suy giảm thị lực, khàn giọng, nhức mỏi các cơ, táo bón, ra mồ hôi, lưỡi đỏ,…
Bài thuốc: 12g hoài sơn + 12g huyền sâm + 12g tây dương sâm + 12g mạch môn + 12g nữ trinh tử + 12g sa sâm + 12g sinh địa + 12g sa sâm + 10g sơn thủ + 6g ngũ vị. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Các bài thuốc trên có thể gia giảm thêm một số vị thuốc, nguyên liệu khác cho phù hợp với triệu chứng hoặc tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Nói chung, khi muốn thay đổi, bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc đông ý để có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
>>> Các bài viết liên quan: 

Wednesday, June 8, 2016

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ MÁU

Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cao cho người bệnh. Nhưng nếu được phát hiện kịp thời và chữa trị thì có thể khống chế được căn bệnh và kéo dài tuổi thọ cho người mắc bệnh. Bài viết này sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức về điều trị ung thư nhé.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân của bệnh ung thư máu

200002
Bệnh ung thư máu là bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao

Những biểu hiện của bệnh ung thư máu

- Sốt, đau đầu, đau khớp
- Cơ thể mệt mỏi, sút cân, da nhợt nhạt
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng
- Đau bụng, khó thở

Cách phòng bệnh ung thư máu

- Đến nay các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư máu vẫn chưa được khẳng định rõ ràng và chắc chắn nên cách duy nhất để phòng chống bệnh là hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học, các chất có nguy cơ phóng xạ, tăng cường sức khỏe thông qua ăn nghỉ điều độ và thường xuyên rèn luyện cơ thể.
unsthu1
Bệnh ung thư máu cần được phát hiện và điều trị kịp thời

Cách điều trị bệnh ung thư máu

Cách điều trị bệnh ung thư máu sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nhưng trên cơ bản có một số biện pháp điều trị đó là: hóa trị, xạ trị, điều trị kháng thể, ghép tủy xương,cấy tế bào gốc hoặc truyền máu để tạo chất sinh huyết.
- Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư máu bằng các phương pháp như thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc truyền, hoặc tiêm vào dịch não tủy… theo từng chu kỳ.
- Liệu pháp điều trị sinh học: Truyền chất kháng thể đơn dòng vào người bệnh để giết chết các tế bào ung thư máu, cải thiện khả năng kháng tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh hoặc có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư máu.
- Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.
- Thay tủy/Cấy tế bào gốc: Sau khi áp dụng hóa trị, xạ trị người bệnh sẽ được cấy những tế bào gốc khỏe mạnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Những tế bào máu mới phát triển từ tế bào gốc được cấy vào và nó sẽ thay thế những tế bào bị hủy diệt trong quá trình điều trị trước đó. Đây là biện pháp hiệu quả nhất, tới 50% bệnh nhân sau khi thực hiện phương pháp này có thể kéo dài cuộc sống.
Bất kỳ phương pháp điều trị bệnh ung thư máu nào đều có khó khăn và rủi ro. Cách điều trị sẽ có thể mang đến một số tác dụng phụ như: rụng tóc, mệt mỏi chán ăn, buồn nôn, gây vô sinh ở nam và nữ.
Ngoài ra bệnh nhân có thể áp dụng biện pháp đông tây y kết hợp. Biện pháp này giúp tăng hiệu quả của hóa trị và hạn chế những tác dụng phụ. Với những bệnh nhân thời kỳ cuối, biện pháp này giúp kéo dài cuộc sống, cải thiện tình trạng bệnh.
>>> Các bài viết liên quan:
ung thư xương
nguyên nhân của ung thư xương

Monday, June 6, 2016

Cách phòng tránh bệnh ung thư qua thực phẩm

     Thực phẩm bẩn không chỉ gây nên những vấn đề tức thời về tiêu hóa cho người tiêu dùng mà về lâu dài còn có khả năng tạo thành ung thư, gây nguy hiểm đến tính mạng. Tại Việt Nam hiện nay, có những tác nhân sau đang tồn tại trong thực phẩm, là nguy cơ tiềm tàng gây nên ung thư và ngày càng trở nên khó đối phó hơn bao giờ hết.
Các biện pháp phòng tránh ung thư trong thời kỳ thực phẩm bẩn:

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân đối
Con người khỏe mạnh nếu được cung cấp vừa đủ các chất dinh dưỡng hàng ngày. Một chế độ ăn uống lành mạnh phụ thuộc rất nhiều vào khẩu vị và thói quen ăn uống của cá nhân, tập thể. Nhưng dù thế nào, bạn cũng nên tham khảo những quy tắc dưới đây để đảm bảo mình không nạp thừa chất hoặc thiếu chất.
  • Các loại lương thực như lúa gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, bắp,… các loại rau xanh và hoa quả ăn ở mức đủ. Tùy vào sở thích bạn có thể ăn loại này nhiều hơn loại kia một chút nhưng không nên ăn quá no hoặc quá nhiều một loại chuyên biệt nào đó.
  • Nên ăn nhiều cá, thủy sản hơn ăn thịt, ăn ở mức vừa phải.
  • Giảm bớt lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể, đó là dầu ăn, mỡ động vật, dầu thực vật ở vỏ lạc, lạc, vừng mè,….
  • Hạn chế đường và ăn nhạt, lượng muối nạp vào cơ thể càng ít càng tốt, tối đa là 180gr muối/người/tháng.


Nói không với các loại thực phẩm có nguy cơ cao
  • Các thực phẩm có nguy cơ cao ở đây là những loại có chứa nhiều tác nhân như đã nói ở trên. Đó là các loại đồ ăn muối chua, để lên men, các loại đồ hộp, thịt đã qua chế biến, các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
    Tuy rằng việc nói không hoàn toàn với những loại thực phẩm này một cách tuyệt đối là rất khó vì không phải ai cũng có điều kiện sử dụng hàng hóa, thực phẩm chất lượng cao với mức thu nhập không quá dư dả. Hay do quỹ thời gian hạn hẹp nên họ ưa dùng thực phẫm đã chế biến sẵn. Nhưng bạn nên cố gắng hạn chế tối đa vì sức khỏe lâu dài của chính bản thân và cả gia đình, có sức khỏe mới là có tất cả.
  • Bỏ qua tâm lý lo sợ e ngại “ăn cái nọ, ăn cái kia” là bị ung thư
    Các thông tin về thực phẩm bẩn đều được cập nhật liên tục và vì thế mà người dân trở nên hoang mang trong việc lựa chọn thực phẩm cho dinh dưỡng hàng ngày. Thực tế, việc ung thư hình thành do thực phẩm đối với con người phải trải qua quá trình tích lũy trong một thời gian lâu. Chẳng hạn như những chất được phát hiện có trong thực phẩm có thể gây ung thư thì phải ăn nhiều, đều đặn trong một thời gian dài thì hậu quả gây ung thư mới có.
    “Vì thế, đôi khi người dân nghe có chất gây ung thư thì đúng, nhưng mọi chưa hiểu về cơ chế của nó. Nói như thế không phải là coi thường, nhưng người dân đừng quá hoảng sợ, gật mình” . – Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng – chủ tịch Hội ung thư Việt Nam
    Vì vậy, việc đúng đắn chúng ta cần làm đó là xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh.
  • Phòng tránh bệnh ung thư bằng thảo dược
    Việc khám sức khỏe định kỳ và sử dụng các phương pháp trị liệu phòng bệnh rất được khuyến khích tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện kinh tế để làm được như vậy bởi chi phí cho chúng rất cao. Phương pháp phòng bệnh phổ biến và được xem là tối ưu hiện nay đó là phòng bệnh bằng thảo dược. Tỏi đen, trà xạ đen, linh chi, nhân sâm, cà gai leo,…. đối với nhiều gia đình đã trở nên quen thuộc. Người ăn trực tiếp, người nấu lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày, người pha trà, người chế biến cùng món ăn. Những loại thảo dược này công dụng trước tiên của chúng là giúp giải độc cơ thể, loại bỏ những chất độc mà hàng ngày cơ thể hấp thụ hoặc sản sinh ra sau quá trình tiêu hóa thức ăn. Đây chính là những sản phẩm nếu tích lũy lâu dài trong cơ thể sẽ có khả năng thành ung thư. Đó là lợi ích trước mắt, về lâu dài, những hoạt chất flavonoid, allicin, hàm lượng axit amin cao,….tự nhiên có trong các thành phần thảo dược này sẽ giúp cơ thể con người nâng cao sức đề kháng, đặc biệt ưu việt và có hiệu quả tuyệt đối với các nhân tố hình thành ung thư.
  • Ngoài chế độ dinh dưỡng, mọi người nên sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa ung thư để phát huy tối đa biện pháp phòng tránh ung thư.
  • BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • Món ăn chữa bệnh ung thư đại tràng
  • Cách phòng tránh ung thư da từ việc tránh nắng

Friday, June 3, 2016

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý Ở UNG THƯ CỔ TỬ CUNG GIAI ĐOẠN CUỐI

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là giai đoạn các tế bào của khối u đi theo đường bạch huyết và lây lan ra những bộ phận khác của cơ thể như vùng buồng trứng, vùng bàng quang, xa hơn nữa là những bộ phận như dạ dày và phổi… Thông thường các bệnh ung thư thường sẽ trải qua giai đoạn 3 sang giai đoạn cuối nhưng các nhà nghiên cứu đã thống kê và chỉ ra rằng có khoảng 1% bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 chuyển thẳng sang giai đoạn cuối.
Có thể bạn muốn xem:
<<DẤU HIỆU UNG THƯ THỰC TRÀNG
Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối đã cướp đi sinh mạng của gần 200 nghìn người mỗi năm


Cần phải đặc biệt chăm sóc đến tinh thần và sức khỏe đến bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Riêng bệnh ung thư cổ tử cung hàng năm đã cướp đi sinh mạng của khoảng 200 nghìn phụ nữ mỗi năm, cho đến nay con số này vẫn đang gia tăng theo từng ngày. Đối với những nước đang phát triển thì số người mắc bệnh ung thư cổ tử cung là rất cao, đây cũng là căn bệnh ung thư đứng đầu ở phụ nữ vì phái nữ hay gặp những vấn đề về bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau đó dẫn đến hiện tượng nhiễm virus HPV, mà nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung được cho là do virus HPV.

Ở giai đoạn nguy hiểm này các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân mà sẽ đưa ra từng phác đồđiều trị ung thư cổ tử cung khác nhau như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch.
Đối với bệnh nhân ung thư cổ tử giai đoạn cuối, điều quan trọng nhất phải làm là trấn an tâm lý cho người bệnh, cần phải chú ý đến cảm xúc của bệnh nhân và quan tâm hết mức đến người bệnh. Tuyệt đối không được tỏ ra thương hại họ mà cần phải tích cực khuyến khích để họ có thể loại bỏ được sự lo lắng và tiêu cực của căn bệnh. Không nên giấu kín tình trạng bệnh của họ mà nên để họ trực tiếp được trao đổi rõ về tình trạng bệnh của mình và hướng điều trị của bác sĩ đưa ra, giúp cho họ có thể được an tâm hơn.
Ngoài việc chăm sóc tinh thần cho người bệnh cần phải đặc biệt chăm lo đến sức khỏe của họ, hãy thực hiện nghiêm chỉnh chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ đưa ra để có lợi cho bệnh tình, tuyệt đối không được tự ý sử dụng những thực phẩm được các bác sĩ đã chỉ định là ko nên dùng.

Khi sức khỏe của người bệnh ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối nói riêng có dấu hiệu chuyển biến, phục hồi một phần nào đó, có thể đi lại được nên đưa người bệnh ra ngoài đi dạo nhẹ nhàng và có thể tìm những cuốn sách về cuộc sống, làm cho đầu óc tinh thần được thoải máu, tránh lo nghĩ. Với những cách chăm sóc như thế thì người nhà cũng có thể tin tưởng đến dấu hiệu chuyển biến tốt trong việc điều trị đối với bệnh nhân ung thư.
Một số bài viết liên quan:
ĐỘ TUỔI MẮC BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG THƯỜNG GẶP
TÌM HIỂU VỀ UNG THƯ THỰC QUẢN DI CĂN

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH UNG THƯ PHỔI

Ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến trên toàn cầu. Xảy ra ở nam giới nhiều hơn là ở nữ giới. Chúng ta hãy cùng tìm hiệu các giai đoạn của căn bệnh nguy hiểm này nhé!

>>> Xem thêm: Những dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng

Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm vì số lượng người mắc nhiều nhưng tỷ lệ sống quá 5 năm sau khi chẩn đoán bênh chỉ vào khoảng 15% tính trung bình trên thế giới. Lý do là bệnh nhân thường phát hiện bệnh rất muộn. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi thường đến khám khi tế bào ung thư đã di căn do thời kỳ đầu bệnh ung thư phổi có rất ít biểu hiện bên ngoài và rất khó để phát hiện lâm sàng.
Bệnh ung thư phổi và các giai đoạn
Bệnh ung thư phổi và các giai đoạn bệnh được xác định dựa trên tính chất bệnh lý và biểu hiện bệnh
Triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu thường không đặc hiệu, về sau ho càng ngày càng nặng hơn hoặc không hết, thở khó khăn, chẳng hạn như thở gấp, đau ngực liên tục, ho ra máu, giọng nói khàn khàn, nhiễm trùng phổi thường xuyên, chẳng hạn như viêm phổi, cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc, giảm cân không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân phổ biến gây ra ung thư phổi chính là thuốc lá. Ước tính có khoảng 85% số ca ung thư phổi có nguyên nhân từ hút thuốc lá. Ở Việt Nam, ngoài thuốc lá, thuốc lào cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Ung thư phổi được chia làm hai thể chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi tế bào nhỏ là loại ung thư nguy hiểm hơn, chiếm khoảng 16% tổng ca bệnh. Loại bệnh này có tốc độ phát triển nhanh gấp đôi loại còn lại và nhanh chóng di căn xa.
Nếu không được điều trị, thời gian sống chỉ vào khoảng 12 – 15 tuần, ở giai đoạn lan tràn từ 6 – 9 tuần. Hóa trị được coi là phương pháp điều trị chính đối với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ. Các trường hợp ung thư phổi còn lại thuộc dạng ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, có thể chia thành ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn và ung thư biểu mô dạng biểu bì. Những loại ung thư này phát triển chậm hơn ung thư phổi tế bào nhỏ và có khả năng khỏi bệnh cao hơn.
Bệnh ung thư phổi và các giai đoạn bệnh được phân loại dựa vào tính chất bệnh và tình trạng cụ thể của khối u.

Với ung thư phổi tế bào nhỏ, các giai đoạn được chia như sau:

  • Giai đoạn hạn chế: Ung thư được tìm thấy chỉ trong một lá phổi và các mô xung quanh nó.
  • Giai đoạn mở rộng: Ung thư được tìm thấy trong các mô của lồng ngực bên ngoài phổi nơi nó bắt đầu. Hoặc ung thư được tìm thấy trong các cơ quan ở xa.

Với ung thư phổi không tế bào nhỏ, các giai đoạn được chia như sau:

  • Giai đoạn bị che lấp: Các tế bào ung thư phổi được tìm thấy trong đờm hoặc trong mẫu nước thu thập được trong quá trình nội soi phế quản, nhưng khối u không thể được nhìn thấy trong phổi.
  • Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc tận trong cùng của phổi. Khối u không phát triển qua lớp niêm mạc này. Một khối u Giai đoạn 0 còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Khối u không phải là ung thư lây lan.
  • Giai đoạn I: Các tế bào ung thư được giới hạn trong phổi. Các mô xung quanh phổi vẫn bình thường.
  • Giai đoạn II: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, thành ngực, cơ hoành, màng phổi, hoặc lớp màng ngoài bao quanh tim.
  • Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết trong khu vực lồng ngực giữa tim và phổi. Các mạch máu trong khu vực này cũng có thể bị ảnh hưởng. Ung thư cũng có thể lây lan sang cổ dưới.
  • Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến lá phổi khác hoặc các khu vực khác trong cơ thể và không thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.
Ở mỗi giai đoạn sẽ có phương pháp điều trị bệnh khác nhau giúp đạt hiệu quả tốt nhất. Các phương pháp chính áp dụng là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Tuy ung thư phổi là bệnh lý ác tính có tỷ lệ tử vong cao, nhưng vẫn luôn có cơ hội kéo dài sự sống nếu được điều trị tích cực. Với nhiều nghiên cứu y học được tiến hành, tỷ lệ sống đối với căn bệnh này ngày càng tăng lên.
>>> Các bài viết liên quan: 

NGUYÊN NHÂN GÂY RA UNG THƯ MÁU

Ung thư máu là một loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng tế bào bạch cầu tăng sinh đột biến. Bạch cầu trong cơ thể có nhiệm vụ bảo vệ cơ thế khỏi các tác nhân bên ngoài. Khi lượng bạch cầu trong máu tăng cao dẫn đến hiện tượng làm suy giảm lượng hồng cầu gây ra tình trạng thiếu máu, có nguy cơ đột quỵ. Đây là loại ung thư duy nhất không tạo ra ung bướu.


1. Phơi nhiễm hóa chất.
Những hóa chất độc hại có khả năng gây đột biến gen và gây ra các bệnh ung thư cho con người trong đó có bệnh ung thư máu. Sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản trong đại chiến thế giới lần thứ II các nhà khoa học đã phát hiện hàng triệu ca mắc bệnh ung thư mới.
nguyen-nhan-gay-ung-thu-te bao mau
Những công nhân làm việc trong các nhà máy hóa chất, xưởng dệt, xưởng nhuộm, nhà máy luyện kim, chế tạo gang thép, nhà máy sản xuất các linh kiện điện tử, nhà máy sản xuất năng lượng hạt nhân…có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người lao động trong các môi trường khác.
Lý giải luận điểm này các nhà khoa học cho biết công nhân làm việc trong các nhà máy này thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: amiang, berili và các hợp chất của chúng, các benzene dạng vòng, các hợp chất của crom, asen và các hợp chất của nó, radon và các đồng vị phóng xạ của chúng…Những hóa chất này khi đi vào cơ thể có khả năng làm biến đổi cấu trúc tế bào, tăng nguy cơ phát triển của bệnh bạch cầu.
Các nhà khoa học cần thêm những bằng chứng cụ thể hơn nữa để xác định chính xác yếu tố phơi nhiễm hóa chất gây ung thư tế bào máu. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như hạn chế nguy cơ mắc ung thư mọi người nên hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Khi phải làm việc trong các môi trường đó cần được trang bị đồ bảo hộ đạt tiêu chuẩn an toàn lao động.
2. Tiền sử gia đình.
Một vấn đang gây tranh cãi trong giới chuyên môn rằng liệu ung thư có di truyền hay không? Có nhiều luồng ý kiến trái chiều xung quanh quan điểm này.
Nhiều trường hợp cho thấy những gia đình có người mắc ung thư máu thì những thành viên trong gia đình cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những gia đình không có người mắc bệnh. Một giả thiết yếu tố di truyền được các nhà nghiên cứu đặt ra.
Tuy nhiên, có những ý kiến khác cho rằng những người trong cùng một gia đình thường có thói quen sinh hoạt giống nhau, chịu tác động của yếu tố môi trường sống giống nhau nên nguy cơ mắc bệnh là như nhau.
Cần có thêm những bằng chứng khác để tìm ra mối liên hệ giữa bệnh bạch cầu và tiền sử gia đình.
3. Bệnh nhân đã điều trị ung thư.
Nhiều trường hợp được phát hiện mắc bệnh ung thư máu do đã từng điều trị ung thư trước đó. Các nhà khoa học cho biết những người từng điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị hay xạ trị có nguy cơ mắc bệnh ung thư tế bào máu nhiều hơn.
 Nguyên nhân là do trong quá trình điều trị các tế bào trong cơ thể bi ảnh hưởng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trong đó có bệnh ung thư máu. Hiện nay các nhà khoa học đang cố gắng nghiên cứu những phương pháp điều trị để hạn chế tối đa những tác dụng phụ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Wednesday, June 1, 2016

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY NHỜ NẤM LINH XANH

Nấm lim xanh có công dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và chữa trị nhiều bệnh ung thư và nan y nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư dạ dày.Cần có những hiệu biết để sử dụng nấm linh cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
>>SỰ PHÁ HỦY KHỦNG KHIẾP CỦA TẾ BÀO UNG THƯ
Ung thư dạ dày là bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 trong tất cả các loại ung thư, là “sát thủ” của hơn 800 nghìn người tử vong trên thế giới mỗi năm. Ung thư dạ dày xuất phát từ niêm mạc dạ dày, sau đó có thể lan ra khắp dạ dày hay di căn đến các cơ quan khác, nhất là nội tạng (gan, phổi, thực quản…)

Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư dạ dày
Cũng như nhiều loại bệnh ung thư khác, hiện  vẫn chưa được xác định nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra được nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư dạ dày, đó là:
– Di truyền: Tỷ lệ người bệnh ung thư dạ dày cao hơn nếu trong gia  đình cũng có người bị bệnh này.
– Vi khuẩn Helicobacter Pylori sống trong niêm mạc dạ dày gây nên viêm dạ dày, lâu ngày có thể dẫn đến ung thư.
– Chế độ ăn nhiều đồ mặn, nóng, dầu mỡ, ít trái cây, rau quả…
Ngoài ra, người ta cũng phát hiện ra những người thuộc nhóm máu A và đàn ông có tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn ở những nhóm khác. Thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích cũng được xét vào những chất có nguy cơ gây nên căn bệnh này.
Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày
Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày thường khó nhận biết. Một số triệu chứng có thể nhận thấy như: Đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, nóng ruột. Sau một thời gian, bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn đau dữ dội ở dạ dày, nôn ra máu, đại tiện có màu đen. Một số trường hợp có thể bị tiêu chảy, táo bón, sút cân thậm chí thủng dạ dày.
Phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư dạ dày bằng nấm lim xanh

Để phòng ngừa ung thư dạ dày, trước hết cần giữ một chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích và các loại thức ăn nhanh, đồ quá cay, mặn… Với những người nằm trong đối tượng “nguy cơ”, bên cạnh việc sinh hoạt điều độ, nên sử dụng nấm lim xanh mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ thống miễn dịch và phòng chống bệnh tật, trong đó có bệnh ung thư dạ dày. Trong nấm lim xanh có những hoạt chất tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống ung thư hiệu quả.
Đối với người đã mắc bệnh, nấm lim xanh cũng có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và bồi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, nấm lim xanh còn có công dụng thải độc cơ thể, rất phù hợp với người bệnh phải trải qua những đợt xạ trị.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng song song nấm lim xanh với các phác đồ điều trị của bác sĩ. Nên uống nấm trước hoặc sau khi sử dụng thuốc Tây ít nhất 30 phút để nấm có thể phát huy hết tác dụng.

Một số bài viết liên quan:
MỘT SỐ DẤU HIỆU ĐÁNG CHÚ Ý VỀ BỆNH UNG THƯ GAN
UNG THƯ GAN CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?