1. Chuẩn bị
Giấy thấm: có thể là giấy thấm dầu, giấy poluya, giấy quyến (giấy
gói thuốc lá, hoặc lấy điếu thuốc lá bỏ phần ruột thuốc đi), giấy can, khăn
giấy (3 loại đầu tiên là tốt nhất). Giấy thấm dầu bán ở siêu thị, medicare (gói
như khăn giấy), rất tiện cho các chị da mặt nhờn.
Có thêm một chiếc gương phóng to
nữa thì càng tốt (để dễ quan sát).
giấy thấm dầu |
2. Thực hiện
– Rửa mặt bằng một loại sữa rửa
mặt dịu nhẹ
– Thoa nước hoa hồng (nước cân
bằng da) nếu có
– Đợi khoảng 1-2 giờ rồi quan
sát. Nếu các chị rửa mặt xong rồi thử ngay thì kết quả sẽ không chính xác
– Cắt giấy làm 6-8 miếng nhỏ. Áp
giấy vào hai cánh mũi, hai gò má, trán và cằm (chỉ áp nhẹ, đừng chà xát mạnh).
Đợi khoảng 5 phút rồi lấy giấy kiểm tra (có thể soi qua đèn).
– Dựa vào bảng sau để đánh giá.
Lưu ý: trong thời gian 1-2 giờ đó không rửa mặt, trang điểm hay
dùng bất kì sản phẩm chăm sóc da nào nhé!
Chú thích
(*) Bệnh da đỏ cà chua (rosacea): là hiện tượng rối loạn da mãn tính như nổi ban đỏ ở trán
và má (nhưng không phải mụn); mặt ửng đỏ (dễ nhầm lẫn với mặt hồng hào), xuất
hiện nhiều mạch máu đỏ dưới da, đôi khi làm mũi to, đỏ và hơi biến dạng. Cựu
tổng thống Mỹ Clinton cũng bị rosacea. Khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh này.
Rosacea không trị dứt được.
(**) Bệnh chàm (eczema): là một bệnh dị ứng da phổ biến, nổi vảy đỏ (khô hoặc
ướt), ngứa rát… Trên thế giới tỉ lệ mắc chàm là 10% còn ở Việt Nam khoảng
20-25%. Bệnh này cũng không trị dứt được, nhưng các chị có thể
làm giảm triệu chứng của nó bằng cách sử dụng dầu dừa.
3. Đánh giá kết quả
– Da thường: Không có vệt dầu trên giấy thử (hoặc rất ít), soi gương
thấy làn da mịn màng, lỗ chân lông nhỏ.
– Da nhờn (da dầu): Trên giấy thử có vệt nhờn rõ. Ngoài ra, soi gương thấy da
bóng (do chất nhờn), lỗ chân lông to, thường hay dễ bị nổi mụn.
– Da khô: Không hoặc ít để lại vệt dầu trên giấy thử. Soi gương
thấy da mặt hơi sần sùi, khô ráp, có nhiều vết nứt nhỏ.
– Da hỗn hợp: Một vài miếng giấy có vết nhờn rõ trong khi một vài miếng
khác không thấy hoặc ít (chẳng hạn giấy ở vùng cánh mũi và cằm có vết nhờn
nhưng ở gò má lại không có). Nếu soi gương kĩ sẽ thấy có chỗ da nhờn, nhưng chỗ
khác da lại khô, nứt nẻ hoặc không bị nhờn.
LƯU Ý:
– Cách xác định loại
da này là tổng thể. Nếu muốn biết chi tiết hơn các chị có thể đến các Spa,
trung tâm chăm sóc da để soi da, sẽ cho kết quả chính xác hơn ạ. Như vùng da
nào thiếu nước, vùng nào nhiều dầu, vùng nào nhạy cảm, vùng nào lão hóa v.v…
– Da các chị có thể là tổng hợp
nhiều loại ở trên, chẳng hạn vừa nhờn vừa nhạy cảm, vừa khô vừa dễ nổi mụn…
– Loại da cũng thay đổi theo thời
gian, hoặc do tác động của môi trường, dinh dưỡng, mỹ phẩm sử dụng, chu kỳ
kinh nguyệt v.v. Có chị bình thường da khỏe nhưng sau khi sử dụng kem trộn, da
trở nên rất nhạy cảm và dễ nổi mụn. Có chị bình thường da hỗn hợp nhưng trong
chu kỳ da lại chuyển sang nhờn.
Xem thêm:
Xem thêm:
Bác sĩ Nguyễn Thành Văn
ReplyDeleteBác sĩ Nguyễn Thị Khánh Huệ chia sẻ, tư vấn cách bạn chăm sóc da, làm đẹp hiệu quả nhất
Chuyên gia Sakura
Chuyên gia Sakura